Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy điện giải ion kiềm

Vì những lợi ích của nước ion kiềm với sức khỏe mà thời gian gần đây máy lọc nước ion kiềm được nhiều gia đình săn đón. Vậy loại máy này khác gì với những loại máy thông thường và nguyên lý máy lọc nước ion kiềm như thế nào?

Cấu tạo của máy lọc nước ion kiềm

Máy lọc nước ion kiềm hay còn gọi là máy lọc nước điện giải, có chức năng phân tách H2O để tạo ra các ion kiềm tốt cho sức khỏe. Theo các chuyên gia để có tạo ra nguồn nước quý hiếm này, máy điện giải có cấu tạo và hoạt động hoàn toàn khác với các máy lọc nước thông thường. Cụ thể:

Nhiều người thắc mắc nguyên lý máy lọc nước ion kiềm như thế nào? Để trả lời câu hỏi trên, trước hết bạn cần hiểu rõ về cấu tạo của loại máy này. Ngoài các bộ phận khác như máy lọc nước thông thường, máy lọc nước ion kiềm còn được bổ sung thêm buồng điện phân nước.

Cụ thể, máy lọc nước ion kiềm được cấu tạo gồm 4 bộ phận: Hệ thống lọc sơ cấp, buồng điện phân nước, bộ vi điều khiển và hệ thống vòi nước.

  • Hệ thống lọc sơ cấp: Các máy lọc nước thông thường đều có hệ thống này. Hệ thống lọc sơ cấp có thể có nhiều cấp lọc khác nhau như lớp than hoạt tính, lớp vải lưới, lớp gốm sứ… ở từng dòng máy của các thương hiệu khác nhau. Nhưng nhìn chung chúng đều có tác dụng loại bỏ tạp chất, vi khuẩn, vi sinh vật ra khỏi dòng nước từ đó giúp làm sạch nước. Nguồn nước thu được qua bước này là nước tinh khiết và người dùng có thể sử dụng trực tiếp để ăn, uống. Thông thường, máy lọc nước ion kiềm thường sử dụng 1 – 2 lõi lọc với nhiều tầng lọc khác nhau.
  • Buồng điện phân nước: Đây là bộ phận giúp điện phân các phân tử nước và là bộ phận không thể thiếu của máy lọc nước ion kiềm. Buồng điện phân nước chỉ có ở các máy lọc nước ion kiềm, các máy lọc thông thường khác không có. Buồng điện phân này có chứa 7 – 11 điện cực titan mạ platinum đây là những điện cực trơ có độ bền cao, do vậy người tiêu dùng không cần lo lắng về việc phải thay các tấm điện này liên tục. Cụ thể các tấm điện cực sẽ chia thành điện cực dương và điện cực âm giúp phân tách nước thành 2 loại ion là ion H+ và ion OH- . Chất lượng nguồn nước ion kiềm được tạo ra phụ thuộc vào 3 yếu tố, số lượng, chất lượng tấm điện cực và công nghệ sản xuất điện cực.
  • Bộ vi điều khiển: Bộ phận này có nhiều chức năng như thông báo thời gian thay lõi lọc, cảnh báo sự cố hoặc tự động sục rửa điện cực… Tùy vào từng loại máy mà nhà sản xuất sẽ thêm vào các chức năng khác nhau.
  • Hệ thống vòi nước: Các máy lọc nước ion kiềm đều được trang bị hệ thống vòi nước để giúp quá trình lấy nước dễ dàng hơn. Máy có thể có 1 vòi (để lấy nước ion kiềm) hoặc 2 vòi (lấy cả nước ion kiềm và nước acid).

Nguyên lý hoạt động của máy ion kiềm

Nguyên lý hoạt động của máy lọc nước ion kiềm có thể trải qua 2 giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ xảy ra ở một bộ phận khác nhau. Cụ thể:

  • Giai đoạn 1: Giai đoạn này giúp tạo ra nguồn nước tinh khiết. Theo đó nguồn nước đầu của máy sẽ được đưa vào hệ thống lọc sơ cấp để loại bỏ các tạp chất nhưng vẫn giữ được các khoáng chất trước đó.
    Giai đoạn 2: Nước tinh khiết sau khi thu được sẽ được vào buồng điện phân. Ở điện cực dương trong buồng điện phân, nước bị phân giải ở cực này sẽ mang tính acid (pH < 7), trong khi đó nước được tạo ra ở cực âm sẽ mang tính kiềm (pH >7). Nguồn nước sau khi trải qua hai giai đoạn trên có thể ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày tùy vào nồng độ pH. Nước mang tính acid có thể được sử dụng để vệ sinh bên ngoài, sát khuẩn da, rửa rau củ, thực phẩm … Trong khi đó nước mang tính kiềm có thể sử dụng để ăn uống hàng ngày rất tốt cho sức khỏe.

Sau khi kết thúc 2 quá trình lọc và điện phân, nguồn nước được tạo ra có nhiều loại với dải pH rộng. Tuy nhiên không phải tất cả loại nước này đều có thể dùng để uống hoặc đun nấu thức ăn. Khi đó bạn cần phải tìm hiểu cách sử dụng nước với từng loại pH khác nhau để tránh gây ảnh hưởng cho sức khỏe. Cụ thể:

  • Nước axit mạnh với độ pH từ 3.5 – 5.5 không được dùng để uống vì chúng có thành phần chính là HCLO. Bạn chỉ có thể sử dụng cho mục đích khử khuẩn, sát trùng vết thương, cầm máu hoặc vệ sinh dụng cụ, thiết bị trong gia đình.
  • Nước axit yếu có độ pH từ 5.5 – 6.5 thường được dùng để chăm sóc da, tóc. Bạn dùng loại nước này để rửa mặt sẽ giúp thu nhỏ lỗ chân lông, giúp làn da đẹp và dùng gội đầu giúp tóc chắc khỏe, hạn chế gãy rụng.
  • Nước trung tính có pH 7.0 có thể uống trực tiếp thay cho nước lọc hàng ngày hoặc pha sữa, nấu đồ ăn cho trẻ nhỏ.
  • Nước kiềm cấp độ 1 có pH từ 8.0 – 8.5 thích hợp để uống trực tiếp với những ai mới bắt đầu làm quen với nước ion kiềm.
  • Nước kiềm cấp độ 2 có pH từ 8.5 – 9.5 là loại nước dùng cho người đã làm quen với nước ion kiềm một thời gian, bạn có thể uống, pha trà, nấu ăn,…
  • Nước ion kiềm mạnh có pH từ 10.0 trở lên không thể uống, chỉ có thể ngâm rửa rau củ quả giúp loại bỏ độc tố, hóa chất, vi khuẩn, giảm vị đắng chát và tăng hương vị cho thực phẩm.

TỔNG KHO HỆ THỐNG LỌC NƯỚC HÀ NAM HANAWA

Địa chỉ: Đường Trần Quốc Vượng – KĐT Liêm Chính – TP Phủ Lý – Hà Nam

Hotline: 085.567.9090 – 085.345.9090

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *