Nước nhiễm mặn là gì? Ảnh hưởng và phương pháp xử lý nước nhiễm m

Việc thường xuyên sử dụng nguồn nước cứng, bị nhiễm mặn, dẫn tới hậu quả cực kỳ nghiêm trọng, đặc biệt các thiết bị, đồ dùng trong nhà bị ăn mòn, rỉ sét…Trong các nghành công nghiệp sử dụng nồi hơi nước nhiễm mặn có thể phá hủy, gây nổ lò hơi. Xâm hại mùa màng làm cho đất đai cằn cỗi, không trồng trọt được. Gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khoẻ của con người nếu thường xuyên sử dụng nước nhiễm mặn

Nước nhiễm mặn là gì?

Nước là thành phần không thể thiếu trong cuộc sống chúng ta, nó chiếm 70% trọng lượng cơ thể. Một khi nguồn nước đã bị nhiễm mặn thì con người không sao tránh khỏi những khó khăn cả trong sinh hoạt thường ngày lẫn sức khỏe.
Nước nhiễm mặn là nước có thành phần muối hòa tan vượt mức cho phép. Nguyên nhân do thủy triều hoặc do sự xâm nhập mặn vào hệ thống sông ngòi, kênh rạch.
Nồng độ mặn thay đổi theo đặc thù từng năm phụ thuộc vào lượng nước sông chảy vào cũng như các yếu tố khí tượng, thủy văn, thủy triều trên toàn vùng theo thời gian và tổng lượng.

Ảnh hưởng của nước nhiễm mặn

Việc thường xuyên sử dụng nguồn nước nhiễm mặn, dẫn tới hậu quả cực kỳ nghiêm trọng, đặc biệt các thiết bị, đồ dùng trong nhà bị ăn mòn, rỉ sét…
– Trong các nghành công nghiệp sử dụng nồi hơi nước nhiễm mặn có thể phá hủy, gây nổ lò hơi.
– Xâm hại mùa màng làm cho đất đai cằn cỗi, không trồng trọt được.
– Gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khoẻ của con người nếu thường xuyên sử dụng nước nhiễm mặn, cứng

Phương pháp xử lý

HANAWA xin giới thiệu một số phương pháp được ứng dụng thực tế để xử lý nguồn nước nhiễm mặn này, tuy nhiên phụ thuộc vào mức độ nhiễm mặn nặng hay nhẹ, tính kinh tế và mục đích sử dụng mà ta chọn phương pháp phù hợp để xử lý.

Phương pháp chưng cất nhiệt

Được sử dụng nhiều trong dân gian. Là phương pháp thủ công lâu đời nhất. Cơ sở của phương pháp này chính là đun nóng nước tới điểm sôi để chuyển thành dạng hơi sau đó ngưng tụ lại thành nước tinh khiết. Phương pháp này thích hợp với mọi loại nước có độ mặn khác nhau. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này chính là làm thủ công, tốn thời gian, tốn nhiên liệu.

Phương pháp trao đổi ION

Khử muối bằng phương pháp trao đổi ion tức là lọc nước qua bể lọc (hoặc cột lọc) có chứa các hạt nhựa ion hoạt tính. Do kết quả trao đổi các cation của muối hòa tan trong nước với các ion H+ của hạt cationit, các muối hòa tan trong nước biến thành các axit tương ứng:
RH + NaCl → RNa + HCl
2RH + Na2SO4 → 2RNa + H2SO4
2RH + Ca(HCO3)2 → R2Ca + 2CO2↑ + 2H2O
Sau đó chúng ta cho nước đã được khử cation ở Bể H-Cationit, qua bể lọc OH-anionit, các hạt anionit sẽ hấp thụ từ nước các anion của các axit mạnh như Cl-, SO42- (Khí cacbonic được khử ra khỏi nước bằng làm thoáng trước khi cho vào bể OH-anionit) và nhả vào nước một số lượng tương đương anion OH-
[An]OH + HCl → [An]Cl + 2H2O
2[An]OH + H2SO4 → [An] 2SO4 + 2H2O
Phương pháp này có thể sục rửa và hoàn nguyên theo chu kỳ, đảm bảo nước đầu ra đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên nhược điểm là chi phí cao, khó vận hành.

Phương pháp thẩm thấu ngược RO

Công nghệ thẩm thấu ngước RO là phương pháp lọc nước qua màng thẩm thấu ngược R.O với kích thước khe hở màng siêu nhỏ 0.0001 micromet, màng chỉ cho nước tinh khiết đi qua còn các ion của muối hòa tan trong nước bị giữ lại và đi theo đường nước thải đi ra ngoài. Để lọc được nước qua màng này phải tạo ra một áp lực dư ngược với hướng di chuyển nước bằng thẩm thấu, nghĩa là tạo ra áp lực dư trong nước nguồn cao hơn áp lực thẩm thấu của nước qua màng, để nước đã được lọc qua màng không trở lại dung dịch muối do quá trình thẩm thấu.
Phương pháp này khắc phục được toàn bộ nhược điểm của những công nghệ trên.
Đầu tiên nước nguồn được cung cấp vào máy sẽ đi qua cột lọc số 1 lõi lọc này được làm từ sợi thô PP, có công dụng ngăn chặn chất bẩn, bùn đất rỉ sét.
Sau đó nước sẽ được hút từ cột lọc số 1 sang Cột lọc số 2. Trong cột lọc số 2 có chứa than hoạt tính dạng hạt có tác dụng hấp thụ chất hữu cơ, chứa thành phần Cation khử độ cứng, mặn của nước bảo vệ màng R.O mang lại nguồn nước trong lành và có vị ngọt tự nhiên.
Tiếp theo nước sẽ được hút sang Cột lọc số 3. Với nguyên liệu là than hoat tính thể rắn cột lọc số 3 làm nhiệm vụ hấp thụ mùi vị chất hưu cơ, thuốc trừ sâu, chất diệt côn trùng, kim loại nặng, Clorin trong nước. Ngoài ra còn có chức năng ngăn chặn bùn đất rí sét có kích thước 5 Micron.

Nước được lọc qua cột lọc số 3 sẽ tiếp tục được đẩy sang màng lọc RO. Tại đây nước được tách thành 2 phần là nước tinh khiết sẽ được đi qua màng RO còn lại sẽ được dẫn qua van thải và thải ra ngoài.

Cuối cùng nước sẽ được dẫn tới Lõi lọc Cacbon CL-T33. Trong lõi lọc này chứa thành phần Cacbon có tác dụng giệt khuẩn, hấp thụ màu, làm mềm, cân bằng độ PH cho nước tinh khiết hơn.
Sau đó nước đi qua lõi lọc số 7 Alkaline, có tác dụng trung hòa axit dư trong dạ dày, tạo nước kiềm tính có tác dụng hỗ trợ cực kỳ tốt cho người bị Gout hoặc các bệnh về đường tiêu hóa.
Cuối cùng nước sẽ qua cấp lọc số 8 trước khi ra vòi sử dụng. Lõi lọc này tên gọi là Oxy bóng gốm, có khả năng bức xạ hồng ngoại với bước sóng từ 8 – 12 micro, làm cho các nhóm phân tử bị chia nhỏ, dễ dàng hơn trong việc xâm nhập vào các tế bào, giúp tăng cường quá trình lưu thông và tuần hoàn máu, đồng thời cải thiện sức khỏe. Ngoài ra việc phân tách các nhóm phân tử nước sẽ hình thành nên các ion âm, ngăn ngừa quá trình khô cơ thể và giảm quá trình lão hóa.
Bạn thân mến, trên đây là những chia sẻ của TỔNG KHO HỆ THỐNG LỌC NƯỚC HÀ NAM . Mọi ý kiến đóng góp hay cần tư vấn thêm về sản phẩm của HANAWA , xin mời Quý khách vui lòng gọi điện đến văn phòng HANAWA hotline: 085.567.9090

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *